Kiến trúc bền vững là gì?

Tổng quan về kiến trúc bền vững

Kiến trúc bền vững ra đời là một phần tất yếu của xu hướng phát triển thời đại ngày nay. Nó tạo ra một không gian sống hiện đại cho con người nhưng bên cạnh đó vẫn đảm bảo được tính hài hòa với thiên nhiên, môi trường. Góp phần cân bằng hệ sinh thái tự nhiên, giảm thiểu sự biến đổi khí hậu.

Từ đó, đảm bảo các công trình kiến trúc xây dựng thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu cho các thế hệ ở tương lai.

Kiến trúc bền vững là gì?

kiến trúc bền vững

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các quốc gia đang phát triển, kéo theo quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Dân cư bắt đầu tập trung đông đúc về các thành phố lớn. Điều này khiến cho nhu cầu khai thác trở nên quá mức. Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị hủy hoại, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu. Tất cả những tác động trên nếu không được xử lý sẽ trở thành hiểm họa của toàn cầu.

Trước bối cảnh đó, vào đầu thế kỷ XXI, phát triển bền vững bắt đầu ra đời và trở thành cương lĩnh hoạt động của mọi lực vực cho tất cả các nước trên thế giới. Từ đó, khái niệm kiến trúc bền vững cũng xuất hiện với những đặc điểm, nguyên tắc riêng nhằm giảm thiểu tối đa các tác động của hoạt động kiến trúc đến môi trường tự nhiên, mang lại lợi ích to lớn cho xã hội.

Kiến trúc bền vững có được gọi là kiến trúc xanh, kiến trúc hữu cơ, kiến trúc sinh thái, kiến trúc khí hậu… Đây là xu hướng thiết kế kiến trúc của thời đại.

Vậy kiến trúc bền vững là gì?

– Thứ nhất về quan điểm: Kiến trúc bền vững chính là một công trình kiến trúc tốt. Sự tồn tại của công trình này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tồn tại tích cực của các yếu tố vật thể và phi vật thể xung quanh cho cả thế hệ hôm nay và ở tương lai.

– Thức hai về tính chất: Kiến trúc bền vững là ở địa điểm mà một công trình kiến trúc được xây dựng sẽ có sự cân bằng trong cả 3 khía cạnh: giảm tối đa những tác động lên môi trường và hệ sinh thái tự nhiên; Phát huy hiệu quả về kinh tế; Đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội, kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc.

– Thức ba về cách thức thực hiện: Các giải pháp thiết kế đưa ra trong kiến trúc bền vững phải tận dụng tối đa các yếu tố thiên nhiên ban tặng. Đồng thời, có khả năng tái sử dụng sau khi công trình đã hoàn thành mục tiêu ban đầu.

Hiểu một cách đơn giản, kiến trúc cảnh quan bền vững là kiến trúc được tạo dựng và phát triển theo chiều hướng thân thiện với môi trường, có mối quan hệ sinh thái hài hòa giữa con người – kiến trúc – tự nhiên. Trong quá trình xây dựng phải sử dụng phương pháp tiếp cận khôn khéo nhằm bảo tồn tối đa năng lượng và hệ sinh thái tự nhiên.

Tại sao kiến ​​trúc bền vững rất quan trọng?

makoko nổi trường kiến ​​trúc bền vững
Nguồn: Lifegate
Tính bền vững trong kiến ​​trúc không chỉ có nghĩa là giảm sử dụng năng lượng và lãng phí. Nó không thể được phân thành các loại phụ khác nhau vì nó đại diện cho sự kết hợp cơ bản và nội tại của các yếu tố liên quan đến sự tồn tại của chúng ta trên hành tinh này. 
Các lựa chọn làm cho một dự án kiến ​​trúc hoặc đô thị thân thiện với môi trường không phải là chiến lược cá nhân duy nhất được sử dụng; một tòa nhà bền vững  phải xác định cách sống của những người sống trong đó, ví dụ như giảm chất thải và sử dụng năng lượng không chỉ trong các khu phố riêng của họ mà trong toàn thành phố.

Tính bền vững, như một nghịch lý của tạo tác, đặt ra những vấn đề mới: đối đầu với hành tinh một cách dân chủ là một điều cần thiết đưa chúng ta đến thẳng câu hỏi về môi trường. Con người tiêu thụ vốn của Trái đất nhanh hơn so với khả năng tự tái sinh của tự nhiên. Một ngôi nhà bền vững không làm xói mòn khả năng sinh học của hành tinh, nhưng tồn tại hài hòa với nó, và do đó có thể ‘duy trì’ nó (Enzo Calabrese)

Lợi ích của kiến trúc bền vững

Kiến trúc là bộ phận trong văn hóa vật chất của xã hội, là quá trình tạo lập môi trường không gian cho cuộc sống và hoạt động của con người. Đó là không gian điểm dân cư và là không gian công trình kiến trúc. Rõ ràng, phát triển kiến trúc bền vững sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Chính vì vậy những lợi ích của phong cách kiến trúc bền vững mang lại sẽ có tác động trực tiếp lên 3 phương diện chính: Kinh tế, xã hội, môi trường. Những tác động tích cực của ngành kiến trúc tất yếu sẽ kéo theo sự phát triển bền vững chung của toàn xã hội.

Lợi ích về kinh tế: Kiến trúc bền vững chú trọng ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào việc tiết kiệm năng lượng tự nhiên, sử dụng nguồn năng lượng có hiệu quả. Nhờ đó giảm điện năng tiêu thụ, tối giản các chi phí phát sinh, nâng cao giá trị, tối ưu hóa hiệu suất vòng đời kinh tế.

Lợi ích về xã hội: Các công trình xanh đảm bảo đầy đủ tiện nghi, mang đến một không gian sống lý tưởng, hòa hợp với thiên nhiên cây cối, đảm bảo sạch sẽ, an toàn sức khỏe cho tất cả mọi người. Đặc biệt, kiến trúc bền vững còn tạo ra một môi trường xã hội thẩm mỹ phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán bản địa, cảm xúc của đối tượng từ đo tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, bảo tồn di sản.

Lợi ích môi trường: Đây là lợi ích to lớn của kiến trúc bền vững. Tận dụng được các lợi thế của thiên nhiên như nắng, gió, cảnh quan, hệ động thực vật nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Giảm thải, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường sống. Khai thác hợp lý đất đai, nước, bảo tồn, bù đắp và tái tạo các hệ sinh thái, địa hình, địa mạo. Đặc biệt giảm những tác động của hiệu ứng nhà kính, hạn chế sự nổi giận của Mẹ thiên nhiên…

5 nguyên tắc thiết kế kiến trúc bền vững

 5 nguyên tắc quan trọng trong thiết kế kiến trúc bền vững được đúc kết và đưa ra:

– Tạo lập môi trường không gian bên trong có năng lượng để đảm bảo các yếu tố tiện nghi, trong lành, dễ chịu và lạnh mạnh.

– Công sinh với môi trường tự nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, không làm tổn hại đến môi trường lớn xung quanh. Trong nguyên tắc này cần phải nắm vững: tận dụng thiên nhiên một cách hợp lý nhất (nắng, gió, mặt nước, cảnh quan, hệ sinh thái…), Bảo tồn và tái tạo thiên nhiên, khắc phục bất lợi, ứng phó với những biens đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ.

– Áp dụng kỹ thuật công nghệ xanh trong xây dựng. Điều tiết sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, thực hiện các biện pháp xử lý chất thải ra môi trường.

– Chú trọng hòa nhập với môi trường nhân văn cũng như cảnh quan khu vực lân cận. Trong quá trình xây dựng phải xem xét kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, không làm tổn hại di sản, di tích, cảnh quan.

– Khả năng thực thì cần phải mang lại hiệu quả sử dụng, hiệu quả kinh tế – kỹ thuật và về mặt dài hạn.

Nhà thờ giấy của kiến ​​trúc sư Shigeru Ban © Flickr. Nguồn: Lifegate

7 tiêu chí của kiến trúc bền vững

7 tiêu chí quan trọng để đánh giá một công trình có hay không có xu hướng xây dựng theo mô hình kiến trúc bền vững. Các tiêu chí này chỉ có tính chất tương đối để có cái nhìn đánh giá khách quan nhất.

Địa điểm bền vững. Địa điểm bền vững là phải phù hợp với quy hoạch, không làm tổn hại đến môi trường cảnh quan xung quanh, hạn chế tối đa việc can thiệp và làm thay đổi hệ sinh thái, hòa hợp với cảnh quan, cải tạo, nâng cấp môi trường ở khu vực quy hoạch.

Sử dụng tài nguyên năng lượng hiệu quả. Cần có kế hoạch sử dụng hợp lý đất đai trong quá trình xây dựng; Áp dụng công nghệ, trang thiết bị hiện đại để tiết kiệm năng lượng, đồng thời tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên hiện có, các năng lượng tái sinh; Khai thác và sử dụng có hiệu quả; Hướng đến sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường không phát sinh khí độc hại, vật liệu có khả năng tái sử dụng; Áp dụng công nghệ xanh để giảm tiêu hao năng lượng.

Chất lượng môi trường trong nhà. Ở tiêu chí này cần phải xem xét đến tổ chức không gian, vật liệu nội thất, chất lượng không khí trong nhà, ánh sáng, tiếng ồn để đảm bảo môi trường bên trong nhà an toàn, vệ sinh và tiện nghi.

Kiến trúc tiên tiến, phù hợp với bản sắc. Tiêu chí đánh giá dựa trên giải pháp quy hoạch kiến trúc phải phù hợp với nhu cầu sống, giúp cộng đồng hướng tới các giá trị văn hóa của xã hội trong tương lai. Đồng thời phải bảo tồn, kế thừa và khai thác các giá trị văn hóa kiến trúc truyền thống hợp lý. Ứng dụng khoa học công nghệ để thích nghi với biến đổi khí hậu.

Tính xã hội, nhân văn bền vững trong công trình. Công trình xây dựng phải hòa hợp với môi trường nhân văn, phù hợp với truyền thống văn hóa lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo, nếp sống. Bên cạnh đó cần đáp ứng đủ các nhu cầu vật chất, tinh thân của cá nhân, cộng đồng sinh sống.

Thể hiện sự đồng bộ. nhất quán và kiên trì mô hình kiến trúc bền vững trong tư duy hệ thống.

Đảm bảo hiệu quả sử dụng dài hạn cho các thế hệ tương lai. Cân đối và hài hòa giữa lợi ích đầu tư của công trình với cộng đồng và môi trường cảnh quan thiên nhiên.

./

Tóm lại, xu hướng kiến trúc bền vững đang là xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới, góp phần vào sự phát triển bền vững của toàn cầu. Tuy nhiên, kiến trúc bền vững ở Việt Nam mới ở giai đoạn khởi đầu nên cần nhiều hơn nữa sự quan tâm của xã hội. Bản thân mỗi người dân cũng cần phải có kiến thức nền tảng chung nhất.

Dẫn nguồn: 

Sustainable Architecture from Wikipedia

What is sustainable architecture: definition, concept and famous examples from Lifegate

One thought on “Kiến trúc bền vững là gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *