Móng nhà và vai trò của móng nhà trong việc xây dựng ngôi nhà kiên cố, hoàn hảo
Móng nhà là phần kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm cuối cùng của công trình. Nó có khả năng tiếp nhận toàn bộ tải trọng và truyền xuống nền đất. Trong quá trình xây dựng, móng nhà đóng vai trò cực kỳ quan trọng, móng có kiên cố thì ngôi nhà mới bền vững. Dù là công trình nhà phố có thiết kế đơn giản, hay biệt thự cầu kỳ phức tạp cũng cần một móng nhà chắc chắn để đảm bảo ngôi nhà tránh khỏi tình trạng sụp lún.
Móng nhà có nhiều loài khác nhau. Có loại móng sâu, hạ xuống tận lớp sỏi đá, có loại móng nông đặt trên các nền đất bề mặt. Trong xây dựng nhà dân dụng, 4 loại móng phổ biến được sử dụng là móng cọc, móng bè, móng băng và móng đơn.
Những loại móng nhà thông dụng
1. Móng cọc
Là loại móng gồm cọc và đài cọc, cọc được hạ xuống sâu các tầng đất để làm tăng khả năng chịu đựng trọng tải lớn của công trình, kế hợp với đài cọc phía trên tạo thành hệ khung chống đỡ toàn bộ tải trọng công trình.
Hiện nay, người ta thường sử dụng cọc bê tông vuông hoặc cọc bê tông ly tâm đóng sâu vào lòng đất.
Cấu tạo của móng cọc
- Móng cọc gồm 2 thành phần chính: cọc và đài cọc.
- Cọc có chiều dài lớn so với tiết diện ngang, được đóng hoặc thi công tại trực tiếp vào lòng nền đất, giúp tiếp nhận và truyền tải trọng công trình xuống nền đất.
- Đài cọc là bộ phận liên kết các cọc đứng gần nhau, có tác dụng chịu tải trọng trực tiếp từ cột và phân bổ đều lực lên các đầu cọc.
Nên sử dụng móng cọc trong các trường hợp
- Nơi có mực nước ngầm cao.
- Điều kiện nền đất kém.
- Tải trọng lớn và không thống nhất từ cấu trúc thượng tầng.
- Nền đất méo do vị trí gần lòng sông hoặc bờ biển…
- Có kênh nước hoặc hệ thống thoát nước sâu gần công trình.
Các loại móng cọc thường được sử dụng
Loại móng cọc đài thấp: đài cọc nằm dưới mặt đất, được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất.
Loại móng cọc đài cao: phần đài cọc nằm cao hơn mặt đất, chiều sâu của móng nhỏ hơn chiều cao của cọc, loại này sẽ chịu được tải trọng uốn nén. Ngoài ra, các cọc trong móng sẽ chịu toàn bộ tải trọng đứng và ngang.
Ưu điểm
Chi phí cho móng cọc ở mức vừa phải. Móng cọc giúp hạn chế diện tích đất đào móng và lượng bê tông sử dụng, do đó giá thành hạ đáng kể.
Móng cọc giúp công trình có tuổi thọ cao.
Không gây biến dạng công trình.
Móng sâu trong nền đất không ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
Quy trình thực hiện dễ dàng thay đổi được thông số cọc để phù hợp với địa chất công trình.
Chất lượng đảm bảo, thi công không chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố thời tiết.
Nhược điểm
Chiều sâu thi công chỉ đạt trung bình, vẫn còn hạn chế.
Nếu áp dụng loại móng cọc khoan nhồi thì giá thành cao, công nghệ thi công đòi hỏi kỹ thuật cao.
2. Móng bè
Là loại móng bằng phẳng trải rộng toàn bộ diện tích bề mặt, nhằm giảm áp lực của cả công trình lên nền đất.
Loại móng này thường được sử dụng chủ yếu trên các nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù có nước hay không có nước, các chủ đầu tư thường sử dụng loại móng này cho các tầng hầm.
Cấu tạo của móng bè
- Những thông số tiêu chuẩn cần đảm bảo trong cấu tạo của móng bè
- Lớp bê tông sàn phải dày 10cm.
- Chiều cao bản móng tiêu chuẩn: 3200mm.
- Kích thước dầm móng tiêu chuẩn: 300×700(mm).
- Thép bản móng tiêu chuẩn: 2 lớp thép Φ12a200.
- Thép dầm móng tiêu chuẩn: thép dọc 6Φ(20-22), thép đai Φ8a150.
Sử dụng móng bè khi
- Công trình có tầng hầm để giữ xe, nhà kho thì sử dụng móng bè là phù hợp nhất.
- Xây dựng công trình nhà cấp 4, nhà có 3 tầng thì thời gian thi công nhanh và chi phí thấp.
- Kết hợp các kỹ thuật xây dựng khác để làm các công trình quy mô lớn như trung tâm thương mại, tòa nhà chung cư.
Ưu điểm
- Phù hợp với công trình có các lớp địa chất tốt và các lớp địa tầng có chiều dày lớn, ổn định.
- Thời gian thi công nhanh, chi phí thiết kế rẻ.
- Ít chịu tác động hai chiều khi gần các công trình lân cận.
Nhược điểm
- Loại móng nhà này kén địa chất, địa hình
- Móng bè có khả năng bị lún không đều, lún lệch cao
- Tính ổn định không cao, dễ bị ảnh hưởng bởi hệ thống thoát nước ngầm, động đất, mưa gió, lũ lụt.
3. Móng băng
Móng bằng được gọi là loại móng dầm chạy dài dưới các cột chịu lực hoặc tường móng bằng có thể được thiết kế độc lập hoặc giao nhau tùy theo nhu cầu của chủ đầu tư.Trong thi công loại móng này thường được đào xung quanh công trình hoặc song song với nhau trong công trình đó. Loại móng nhà này thường được sử dụng cho các công trình xây nhà bởi nó có độ lún đều dễ thi công hơn loại móng khác.
Cấu tạo của móng băng
- Gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối, dầm móng.
- Lớp bê tông lót dày 100mm.
- Kích thước bản móng phổ thông: (900-1200)x350 (mm).
- Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500-700) (mm).
- Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
- Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.
Ưu điểm
- Móng băng chịu được tải trọng đều, hạn chế lún cột không đều.
- Có thể sử dụng cho các nền đất xấu, vì có khả năng giảm được áp lực đáy móng
- Dễ thi công hơn mong đơn.
Nhược điểm
- Thuộc loại móng nông, ít có chiều sâu nên độ ổn định về lật và trượt của móng kém.
- Sức chịu tải không cao, chỉ sử dụng cho những công trình có quy mô nhỏ.
- Nếu xây dựng ở các vị trí như địa chất đất bùn yếu, có mực nước nằm sâu thì nên sử dụng móng cọc để thay thế.
4. Móng đơn
Là loại móng chỉ có 1 cột hoặc tập trung 1 số cột sát nhau. Móng đơn có thể sử dụng ở tất cả các loại địa hình mặt đất
Móng có hình vuông, chữ nhật ….tùy vào công trình có thể dùng móng cứng, mềm hoặc móng kết hợp. Và đặc biệt khi cải tạo sửa chữa nhà nhỏ vừa nên dùng móng đơn là tiết kiệm nhất.
Cấu tạo của móng đơn
Cũng là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực thường sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện,…
- Móng đơn sử dụng cho các công trình có tải trọng nhỏ và vừa như nhà cấp 4, nhà 2 tầng, nhà 3 tầng.
- Tiết kiệm được chi phí xây dựng cho chủ đầu tư.
Nhược điểm
- Nên dùng cho các nền đất có sức chịu tải tốt
- Hạn chế với các công trình có tải trọng lớn
Một số lưu ý khi xây dựng móng nhà
- Khảo sát địa chất của nền đất xây dựng cẩn thận
Hiểu về địa chất thì sẽ đề ra được những phương án tốt nhất cho việc lựa chọn loại đất nền, loại móng nhà và phương pháp thi công tốt nhất.
Lưu ý: Xây móng nhà cần tránh các loại đất sét và đất xốp, ngôi nhà sẽ thường xuyên bị ẩm thấp, nước bị đọng ở trên sàn hoặc sụp lún không bền vững.
- Thiết kế móng thích hợp với điều kiện công trình
Có nhiều loại móng khác nhau và mỗi loại phù hợp với từng loại nhà, từng loại địa chất khác nhau. Việc lựa chọn thiết kế móng phù hợp sẽ giúp cho ngôi nhà trở nên vững chắc và đảm bảo.
Nếu thiết kế móng không tốt, không phù hợp sẽ dẫn tới tình trạng móng nhà không chắc, dễ bị sụt lún.
- Lựa chọn loại móng nhà phù hợp
Để chọn được loại móng phù hợp phải có sự bàn bạc với chủ đầu tư, đơn vị thiết kế để kiểm tra và lựa chọn phương án phù hợp nhất cho công trình.
- Đảm bảo quá trình thi công
Quá trình thi công nếu không được đảm bảo sẽ gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng như nứt sàn, thấm tường, ….
Cân thực hiện theo tuần tự các bước và phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về vật liệu về trang thiết bị, về nhân công, có sự tìm hiểu và tránh các tác động của thời tiết để đảm bảo quá trình thi công.
- Lựa chọn vật liệu đảm bảo
Vật liệu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của chủ đầu tư nó còn ảnh hướng đến quá trình thi công tuổi đời của công trình … Các vật liệu thường sử dụng đó là cát, xi măng, đá, nước, gạch, thép, cốt pha.
- Lựa chọn nhà thầu kinh nghiệm
Một nhà thầu có kinh nghiệm sẽ đảm bảo móng nhà được đổ đúng quy định móng nhà luông vững chắc bảo đảm tính mạng con người. Trong quá trình thi công cần có sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo đội thợ làm đúng quy trình và đồng thời có hỗ trợ kịp thời về kỹ thuật cho đội thợ thi công