fbpx

Vì sao cần bảng tiến độ thi công nhà?

Vì sao cần bảng tiến độ thi công nhà?

Vì sao cần lập bảng tiến độ thi công nhà khi bạn tiến hành xây dựng nhà cửa? Mục đích là để tra soát công việc của công trình và theo dõi từng hạng mục công trình. Đồng thời theo dõi công trình thực hiện có theo đúng tiến độ hay không để chủ động trong các tình huống phát sinh và có biện pháp xử lí kịp thời trong quá trình thi công nhà.

Tầm quan trọng của bảng tiến độ thi công

Một ngôi nhà 2 tầng cùng diện tích xây dựng không thể nào có thời gian xây dựng lâu hơn một ngôi nhà 4 tầng đến vài tháng. Thực tế hiện nay, rất nhiều nhà thầu đang hoạt động với hình thức làm việc không chuyên nghiệp, rõ ràng dẫn đến thiệt hại lớn cho chủ đầu tư khi kéo dài quá lâu thời gian thi công.

Đối với chủ đầu tư: Bảng tiến độ thi công thường được xem như là văn bản pháp lý giữa Nhà thầu thi công cho những cam kết của họ với Chủ đầu tư theo hợp đồng ký kết giữa hai bên.

Bởi lẽ bảng tiến độ thi công là một công cụ để Chủ đầu tư đo lường và đánh giá tốc độ thực thi các công việc của dự án. Dựa vào các mốc hoàn thành công việc trong bảng tiến độ, Chủ đầu tư sẽ đánh giá là tiến độ công trình nhanh, đạt hay bị chậm so với kế hoạch.

Đối với nhà thầu: Không phải nhà thầu nào cũng có thể đưa ra bảng tiến độ thi công nhà phố, yếu tố này là minh chứng rõ ràng nhất cho năng lực và uy tín của nhà thầu.

Điều này không những giúp nhà thầu theo dõi tiến độ thực tế có biện pháp cải thiện tiến độ thi công nếu xảy ra những vấn đề do yếu tố khách quan. Đồng thời, cải thiện năng lực kĩ sư cũng như khắc phục các sự cố có thể ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình sau này.

Cơ sở để lập bảng tiến độ thi công nhà

Cơ sở để lập nên bảng tiến độ thi công dựa vào những yếu tố sau

  • Hồ sơ thiết kế thi công nhà phố.
  • Định mức lao động nhân công, vật tư, trang thiết bị.
  • Khối lượng của từng công tác.
  • Tính chất vật tư, máy móc thiết bị chuyên dụng.
  • Năng lực của Đơn vị nhà thầu thi công.
  • Công nghệ thi công, biện pháp kỹ thuật thi công.
  • Đặc điểm tình hình địa chất thủy văn, điều kiện giao thông khu vực thi công.
  • Diện tích mặt bằng tổ chức thi công.
  • Khả năng cung cấp các công tác tạm: hệ thống cấp điện, nước cho công trình.

Các bước lập bảng tiến độ thi công nhà

  1. Để lập một bảng tiến độ thi công nhà hoàn chỉnh, thực hiện theo các bước sau đây:
  2. Xác định những công việc cần thực hiện trong thi công nhà: Tại bước này sẽ phân chia công việc một cách cụ thể, rõ ràng theo từng mốc thời gian để xây dựng bộ khung đúng tiến độ hợp lý với yêu cầu nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình tra soát, ghi lại những hạng mục công việc quan trọng để lưu ý và tập trung hơn trong quá trình làm việc.
  3. Lập trình các công việc cần thực hiện: Việc lên trình tự công việc sẽ giúp nắm được công việc nào cần thực hiện trong bao lâu và kết thúc lúc nào để hạng mục tiếp theo được thực hiện. Điều này giúp chúng ta đảm bảo việc thi công đúng tiến độ công việc.
  4. Tính toán các khoản chi phí cần thiết cho mỗi công việc: Đây là bước quan trọng để cân đối chi phí trong công việc và làm việc với nhà thầu.
  5. Tính toán thời gian hoàn thành các công việc của 1 công trình thi công nhà.
  6. Xây dựng bảng tiến độ công việc: Đây là bước xây dựng kế hoạch tổng thể vì vậy cần rất nhiều thời gian, kinh nghiệm. Hiện nay cũng có một số công cụ, phần mềm hỗ trợ việc tính tiến độ công việc để các bạn có thể tham khảo.
  7. Thực hiện công việc theo tiến độ, theo dõi và xử lý tình huống phát sinh: Sau khi lên được bảng tiến độ công việc và được phê duyệt thì các đơn vị thi công cần thực hiện đúng nội dung trong bảng tiến độ đó để đảm bảo công việc diễn ra theo đúng tiến độ. 
bảng tiến độ thi công nhà
Ảnh minh họa: một bảng trích tiến độ thi công nhà phố

Như bạn thấy, ảnh trên là bảng tiến độ thi công một ngôi nhà. Nó thể hiện các hạng mục công việc mỗi công việc sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định và có mối liên hệ ràng buộc với các công việc khác. 

Trên thực tế có rất nhiều công trình chậm trễ tiến độ thi công dẫn đến những thiệt hại lớn cho chủ đầu tư. Điều đó sẽ làm cho chủ đầu tư khó chịu và đơn vị thi công sẽ bị giảm uy tín.

Nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ thi công và cách khắc phục

Nguyên nhân

  • Nhà thầu làm việc không chuyên nghiệp, không có bảng tiến độ thi công chỉ làm việc theo cảm tính, chủ đầu tư cũng không có căn cứ để biết được công trình có đúng tiến độ hay chậm tiến độ xây dựng không?
  • Việc quản lý và giám sát công trình kém, nhà thầu chậm trễ hoặc không có ý định trong việc ra quyết định cải thiện tiến độ thi công.
  • Thiếu nhân công, không cung cấp vật tư kịp thời cho công trình.
  • Xích mích mâu thuẫn với hàng xóm.
  • Thiên tai, bệnh dịch

Cách khắc phục

  • Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, trao đổi rõ ràng đâu ra đó, thông báo từng giai đoạn, tiến độ cũng như các lỗi, chi phí phát sinh để kịp thời khắc phục
  • Lựa chọn đội ngũ tư vấn giám sát, KTS, đội thi công có kinh nghiệm
  • Tuân thủ các quy tắc an toàn lao động cũng như giữ gìn vệ sinh chung khu vực thi công
  • Tuân thủ giờ giấc thi công, tránh gây phiền hà cho hàng xóm
  • Tuân thủ Luật xây dựng

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn giám sát xây dựng

Cần tư vấn thêm về thiết kế, thi công xây dựng nhà phố?

Hiện nay, Thiên Phú là đơn vị tư vấn thiết kế, thi công xây dựng và thiết kế nội thất uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết đem đến những giải pháp nhà ở toàn diện cho quý khách. Vui lòng liên hệ để chúng tôi được tư vấn chu đáo.

Xem thêm: Kinh nghiệm xây nhà 2 tầng 500 triệu

Giá xây nhà trọn gói 2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *